Home

 
 

Hăy Trả Lại Dấu Nặng Cho Câu Tục Ngữ Ấy

            

                                                             Lê Hữu

 

 

 

 

 

 

Tiếng Việt chắc chắn là phải c̣n

 

      - Ai phụ trách khâu ẩm thực?

      Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổi picnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Xin mạn phép có một hai ư như thế này:

      Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ th́ hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt (“phụ trách”, “ ẩm thực”). Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu (“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975.

      Giá dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo ở trong lớp:

      - “Ẩm thực” là ǵ thưa Cô?

      - “Ẩm” là uống, “thực” là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.

      - Tiếng Hán-Việt là tiếng ǵ vậy Cô?

      - Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung quốc, đọc theo âm Việt.

      - Vậy sao ḿnh không nói “ăn uống”, là tiếng của ḿnh, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?

      - . . .

      Em học sinh ấy nói đúng. Tại sao người Việt ở trong nước, và cả ở ngoài nước, vẫn thích nói “ẩm thực” mà không chịu nói “ăn uống”? Có phải v́ nói “ăn uống” nghe phàm tục, nói “ẩm thực” nghe thanh tao và “trí tuệ” (1) hơn chăng? Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam Việt Nam không nói “Ai phụ trách khâu ẩm thực?” mà có nhiều cách nói đơn giản hơn và dễ hiểu hơn, chẳng hạn: “Ai lo vụ ăn uống?”, hoặc “Chuyện ăn uống ai lo?”, hoặc “Thức ăn, thức uống ai lo?”…

      Nếu cứ phải vay mượn tiếng Hán-Việt hoặc tiếng nước ngoài trong sinh hoạt hàng ngày, trong lúc kho tàng tiếng Việt của chúng ta không hề thiếu thốn những chữ ấy th́ thật khó mà thuyết phục các em tin được rằng “tiếng Việt giàu và đẹp” như chúng ta vẫn tự hào. (Đă gọi là “giàu” th́ tại sao lại phải đi vay, đi mượn?!?). Những tiếng Hán-Việt nặng nề và tối tăm ấy hoàn toàn không giúp ǵ được cho việc “giữ ǵn sự trong sáng của tiếng Việt” như là một khẩu hiệu trong số rất nhiều khẩu hiệu ở trong nước thuộc loại “nói mà không làm”, hoặc “nói một đàng làm một nẻo”, hoặc… “nói vậy mà không phải vậy”.

      Những chữ nghĩa kiểu ấy khá phổ biến đến mức xâm nhập cả vào các trường dạy tiếng Việt, là nơi dạy học tṛ nói đúng, viết đúng trong tinh thần “bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc”. Bên dưới là một ít ví dụ, và các đề nghị nói thế nào cho đúng, rơ nghĩa, dễ hiểu và “Việt ngữ” hơn (chỉ là câu mẫu, thầy cô có thể thay bằng những câu khác):

      - Thay v́ nói: “Cô giáo Mỹ Linh đứng lớp Năm”, nên nói: “Cô giáo Mỹ Linh dạy lớp Năm” (không có… đứng, ngồi, nằm, quỳ chi cả).

      - Thay v́ nói: “Giáo viên cần soạn giáo án trước khi lên lớp”, nên nói: “Thầy cô cần soạn bài giảng trước giờ dạy” (không có… lên, xuống, ra, vào chi cả).

      - Thay v́ nói: “Phụ huynh đăng kư cho con em học Việt ngữ”, nên nói: “Phụ huynh ghi tên (hay ghi danh) cho con em học tiếng Việt”.

      - Thay v́ nói: “Các em tiếp thu tương đối chậm”, nên nói: “Các em hiểu chậm”.

      - Thay v́ nói: “Học sinh đi tham quan một xí nghiệp”, nên nói: “Học sinh đi thăm một nhà máy”.

      - Thay v́ nói: “Ban văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn (2) một tiết mục”, nên nói: “Ban văn nghệ sẽ đóng góp một màn diễn (hay tŕnh diễn)”.

      - Thay v́ nói: “Ban giảng huấn sẽ dự giờ đột xuất các lớp học của giáo viên”, nên nói: “Ban giảng huấn sẽ vào lớp xem thầy cô giảng dạy mà không báo trước”.

      - Thay v́ nói: “Lớp Vỡ Ḷng chủ yếu tập trung vào khâu đánh vần”, nên nói: “Lớp Vỡ Ḷng cần nhất là dạy các em biết đánh vần”.

      - Thay v́ nói: “Cô giáo phát hiện em Nga có năng khiếu về môn Văn”, nên nói: “Cô giáo nhận thấy em Nga có khiếu về môn Văn”.

      - Thay v́ nói: “Học sinh tranh thủ ôn tập trước giờ thi”, nên nói: “Học sinh cố gắng ôn bài trước giờ thi”.

      - Thay v́ nói: “Tuyệt đại đa số các em tiếp thu tốt”, nên nói: “Hầu hết các em hiểu bài

      - Thay v́ nói: “Cần nâng cao chất lượng (3) trong công tác giảng dạy”, nên nói: “Cần dạy sao cho các em mau tiến”.

      Trên đây chỉ là một ít trong số khá nhiều câu cú, chữ nghĩa nghe “lạ tai”, từ miền Bắc “xâm nhập” vào miền Nam Việt Nam, và “bành trướng” ra tới hải ngoại.

      “Tiếng Việt c̣n, nước Việt c̣n”, ở đâu ta cũng nghe câu ấy, nhưng chắc không phải là thứ tiếng Việt “lạ lẫm” (1) hoặc “nửa Hán nửa Việt”, chẳng thấy “giàu” cũng chẳng thấy “đẹp”, chẳng thấy “trong” cũng chẳng thấy “sáng” (chỉ thấy… tối ṃ ṃ), và chắc cũng không phải là “Tiếng Việt mến yêu” mà chúng ta muốn “bảo tồn và phát huy” cho thế hệ con em ḿnh.

      Nói cho ngay, tiếng Việt chắc chắn là phải c̣n, chứ đâu có dễ ǵ mất được. Có điều là, đến một lúc nào đó, “tuyệt đại đa số” (1) (hay “tuyệt đại bộ phận” (1)) tiếng Việt đều có “chất lượng tối ưu” (1) như thế cả th́ cái “c̣n” ấy kể cũng… ngậm ngùi.

 

Cái khác nhau giữa dấu nặng và dấu huyền

 

      - “Có học phải có hạnh” và “Có học phải có hành”, câu nào đúng thưa thầy?

      Một thầy giáo trẻ hỏi tôi câu ấy trong giờ ra chơi của học sinh. Tôi hỏi lại:

      - Ở đâu ra câu “Có học phải có hành”?

      - Các tài liệu giáo khoa ở trong nước. Và ở đây nữa, đôi lúc cũng thấy ghi như vậy.

      Thay v́ trả lời câu hỏi, tôi mời thầy giáo trẻ ấy một tách café và kể câu chuyện nhỏ: Một phụ huynh nói với tôi rằng, muốn biết học sinh học được những ǵ ở một trường Việt ngữ, hăy đến thăm trường ấy trong giờ ra chơi của các em. Ông phụ huynh ấy đă đến thăm trường này, và chỉ sau năm phút đứng quan sát các em trong giờ chơi, ông đă quyết định ghi tên cho con ḿnh theo học tại trường. Ông ấy đă “thấy” ǵ? Ông thấy các em nhỏ gặp thầy, cô ḿnh đều cúi đầu chào “Con chào Thầy”, “Con chào Cô”. Ông thấy lại h́nh ảnh một cậu học tṛ nhỏ nhiều năm về trước, khoanh tay cúi đầu chào thầy cô giáo. Cậu học tṛ nhỏ ấy là ông, và nay ông muốn thấy con ḿnh cũng ngoan ngoăn và lễ phép như thế.

      Ngoan ngoan và lễ phép, đó là chữ “lễ” ở trong câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, và là chữ “hạnh” ở trong câu “Có học phải có hạnh”.   

      Từ sau năm 1975, người ta đă lập lờ, đă nhập nhằng một cách cố ư, đánh tráo chữ “hạnh” bằng chữ “hành” trong câu tục ngữ trên. Rơ ràng là cả “ư đồ” (1) chứ không phải chỉ là chuyện dấu nặng hay dấu huyền. Đánh tráo cái “dấu nặng” ấy là đánh tráo những giá trị về luân lư, đạo đức của một nền văn hóa truyền thống. Việc đánh tráo ấy có nghĩa là muốn tháo gỡ các khẩu hiệu vẫn thường thấy trong các lớp học ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 như “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Có học phải có hạnh” và “Không thầy đố mầy làm nên”.

      Nhiều người dễ tính có thể nói “‘Có học phải có hành’ th́ cũng đúng thôi”. Vâng, cũng đúng thôi; tuy nhiên, câu tục ngữ ấy của ông cha ta đă truyền từ đời này sang đời khác, và thường th́ người ta không việc ǵ phải đi sửa một câu tục ngữ, nếu câu ấy không sai, và nhất là việc sửa đổi không làm cho câu ấy đúng hơn, hay hơn. Hai câu ấy có hai nghĩa khác nhau, và câu được sửa lại, “Có học phải có hành”, chắc chắn không mang ư nghĩa mà ông cha ta và những thầy cô giáo của những thế hệ trước thiết tha muốn truyền đạt cho những thế hệ con cháu.

      V́ sao những người làm công tác giáo dục ở trong nước lại muốn đổi chữ “hạnh” ra chữ “hành”? Chắc chắn không phải là đổi cho… vui. Có phải v́ cho rằng chữ ấy không cần thiết lắm hay là đă lỗi thời nên người ta “nhất trí” (1) thay chữ “hành” vào câu tục ngữ ấy, và cho chữ “hạnh” đi chỗ khác chơi. Cho chữ “hạnh” đi chỗ khác chơi có nghĩa là cho những bài học “thảo kính cha mẹ, kính thầy yêu bạn, lễ phép với người già, giúp đỡ người tàn tật, đi thưa về tŕnh, gọi dạ bảo vâng” đi chỗ khác chơi. Thành thử, nếu học tṛ gặp thầy cô, gặp các bác, các cô, các chú… mà cứ trơ mắt ếch ra th́ chắc chắn không phải là lỗi của các em, v́… có được “học” đâu mà “hành”.

      Cái khác nhau giữa “dấu nặng” và “dấu huyền” là cái khác nhau giữa hai nền giáo dục trước và sau năm 1975 ở trong nước.  

      Không ngạc nhiên chút nào khi mà cái nền tảng luân lư, đạo đức ở trong nước đang ngày càng “xuống cấp” (1) trầm trọng. Không ngạc nhiên chút nào khi mà trên các trang báo, trang web hàng ngày nhan nhản, tràn lan những bài báo, những h́nh ảnh “minh họa” các thành tích vẻ vang về chuyện “hành” của học sinh trong nước, những thành tích “siêu đẳng” khiến các bậc phụ huynh phải… lạnh người.

      Đến đây, có hai câu hỏi cần phải đặt ra. Thứ nhất, các em đă “học” được những ǵ ở trong trường trong lớp? Nói cách khác, người ta đă dạy các em những ǵ, để rồi sau đó khuyến khích các em hăy mang ra mà… “hành”? Thứ hai, ngoài việc đánh tráo một cái “dấu nặng”, liệu người ta c̣n đánh tráo những ǵ nữa trong các tài liệu giảng dạy cho học sinh? Tôi thực t́nh không muốn đẩy câu chuyện đi xa hơn nữa.

      Chỉ xin quư thầy cô ở trong nước (và cả ở ngoài nước) một điều: trong kho tàng ca dao, tục ngữ của người Việt không thiếu những câu về “hành”, chẳng hạn “Học đi đôi với hành”, hay “Lư thuyết phải đi đôi với thực hành”…, thầy cô cứ việc mang ra mà giảng dạy cho các em, riêng câu tục ngữ “Có học phải có hạnh” vừa thể hiện nét đẹp rất “riêng”, vừa là bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mà chúng ta vẫn luôn tự hào, xin vui ḷng cứ để yên đấy, không cần phải bôi xóa cái dấu nặng dưới chữ “a”, và thay đổi “…có hạnh” thành ra “có hành”.

      Thật may một điều, chúng ta vẫn c̣n có những trường Việt ngữ như Trường Văn-Lang này. Không chỉ dạy học sinh phép tắc lễ nghĩa, trong những lễ măn khóa vào cuối năm học, ngoài các phần thưởng dành cho học sinh giỏi, trường luôn có phần thưởng đặc biệt về hạnh kiểm. Một học sinh nhận được bằng khen “xuất sắc” phải vừa học lực giỏi, vừa hạnh kiểm tốt. Qua việc khen thưởng ấy, các thầy cô muốn các em ghi nhớ: “Có Học phải có Hạnh”.

 

      Hăy trả lại “dấu nặng” cho câu tục ngữ ấy. Hơn thế nữa, hăy trả lại môn học “Đức Dục” cho các trường học của người Việt.

 

 

 

 

(1) Từ ngữ phổ biến ở trong nước.

(2) Biểu diễn: màn tŕnh diễn của diễn viên có tay nghề, ví dụ “biểu diễn khiêu vũ trên băng”.

(3) Ư muốn nói “Cần nâng cao ‘phẩm’ (quality)…”, nhưng nói sai thành… ‘lượng’ (quantity).